Cuối mùa nhan sắc

Cuối mùa nhan sắc

Nguyễn Ngọc Tư

Ông già Chín nói nghề bán vé số của ông thấy vậy mà có ý nghĩa ghê lắm, vì đem lại hy vọng cho người ta, vì đem lại sự giàu có cho người ta (nếu trúng số). Và nghề này có ý nghĩa nhất là trên những dặm đường phiêu bạt, ông tìm được cô đào Hồng.

Ông già Chín đi theo gánh chè của đào Hồng qua ba con đường. Già rồi, mắt mũi kèm nhèm, bốn mươi sáu năm, dễ dầu gì mà nhận ra nhau. Lòng cứ nghĩ, hình như lâu lắm rất quen nhau, nhất là cái giọng rao chè như hát, từ đôi môi đã héo queo cất lên, cong vút, ngọt ngào mà nghe mịn màng từng âm từng chữ. Ông Chín bàng hoàng nhận ra đào Hồng dù nhan sắc ngày xưa của bà không còn nữa, mặt nhăn nhúm, nám đen, cái cổ cao ngày trước bây giờ gần như đổ gục vì gánh cái gánh tâm tư mà cuộc đời chồng chất. Ông kêu hai tiếng: "Cô Hồng!" mà nước mắt rớt cái độp. Ông Chín nắm tay bà, biểu đi với ông, hỏi đi đâu, ông nói, về nhà Buổi chiều. Bà nói để bà lấy chút đồ, ông bảo khỏi, thì cuộc đời bà còn gia sản nào ngoài gánh chè oằn nặng trên vai, một cái chòi lá rách te tua cất trên ao bèo cuối hẻm.

Nhà Buổi chiều nằm ở tận cùng con hẻm Cây còng. Hẻm cụt. Nhà toàn người già, là chỗ trú ngụ cho những nghệ sĩ cải lương, nghệ sĩ hát bội một thời vang bóng. Tính ra, chỉ có ông già Chín Vũ là vô danh tiểu tốt. Nhưng ông là một trong những người sáng lập ra nhà Buổi chiều, tự ông còn đặt tên cho nó. Hỏi sao không gọi là Hoàng hôn hay Chạng vạng gì đại loại vậy, ông bảo, buổi chiều còn nắng, người nghệ sĩ còn có ý nghĩa sống trên đời. Nhà Buổi chiều nghèo, chi phí dựa vào kinh phí từ trên quận, từ lòng hảo tâm của bà con gần xa, cơm bữa nhiều ơi là nhiều rau mà ít xịu thịt. Vậy mà ai nấy đều vui, bởi cuộc sống trước đây của họ còn nghèo hơn, nghèo không thể tả, nghèo rớt mồng tơi. Người ở chùa, người bán vé số, người ngủ công viên, người hát rong, ít ai có nhà để về. Sum họp ở Buổi chiều, có khổ một tí mà còn được hát. Nghệ sĩ mà, miễn được hát, miễn hát mà có người nghe là sướng rồi.

Ðể kiếm chút đỉnh tiền phụ thêm thịt cá cho bữa ăn, ông già Chín đi bán vé số, vừa có tiền vừa tìm tung tích của anh chị em đang còn lưu lạc. Ðào Hồng lại gánh chè đi tận hang cùng ngõ ngách. Thấy mọi người ái ngại, đào Hồng bảo: "Cứ để em làm, em với anh Chín còn trẻ, còn sức khỏe..." Nói trẻ là trẻ ở trong nhà Buổi Chiều chớ ông Chín Vũ đã bảy mươi, đào Hồng cũng sáu mươi bốn. Buổi sáng, ông Chín gánh gánh chè đưa đào Hồng ra đầu hẻm, dừng dưới gốc cây còng già cóc già kiết, già tới mức nó hổng thèm trổ hoa nữa. Ông già trao đòn gánh lại cho bà, rồi đứng tần ngần nhìn bóng bà xa dần trên đại lộ, tiếng rao chè buổi sớm nghe ngọt lịm, vút cao. Sau lưng bà, còn thấy mấy tờ giấy gói bánh mì ố màu nước cà bay xà quần trên đường rồi sẵn gió đi tao tác. Ông già tạt vô quán càfê chú Tư Bụng, kêu: "Mấy đứa bưng cho tao năm trăm đồng trà nóng coi". Có người hỏi, sao bữa nay không uống càfê. ông Chín Vũ cười cười, lắc đầu, cười tiếp với cái vẻ không muốn nói mà thèm nói quá trời đi:

- Ðể dành tiền mua cho cổ chai dầu thơm.

Ông già trịnh trọng thì thào. Cả quán rộ lên cười:

- Già mà còn yêu.

- Mắc yêu thì yêu - ông già cự lại, vẻ mặt sương sương không giận gì ai - Bây thì biết gì, tình xưa đó, mà mình thương người ta mà người ta đâu có thương mình.

Cạn bình trà, ông già dằn tờ giấy bạc năm trăm dưới đít ly đứng lên xếp ghế lại ngay ngắn, từ tốn rút trong túi ra xấp vé số dày, trước khi đi ông quay đầu lại:

- Tối nay lại chỗ tao coi cải lương, nghe bây.

- Tối nay tuồng gì, chú Chín?

- Lữ Bố hí Ðiêu Thuyền.

- Í tuồng đó hát rồi. Hát Nửa đời hương phấn đi.

- Bây nói sao tao chiều vậy, mà tuồng đó tao có nhớ miếng nào đâu.

- Chú cần gì nhớ, chú toàn đóng vai quân sĩ với người hầu không à. Có hát hò gì đâu.

Ông già cười khà khà, quay đi, cái lưng cong cong gù gù từ từ mịt mù.

Người trong hẻm không ai làm nghề viết văn nhưng đã biết mình nhớ cái gì khi đi xa nó, nhiều lắm, nhiều không thể kể, nhưng trong đó, chắc chắn nhớ tiếng hát là đà tỏa ra từ nhà Buổi chiều.

Những con người tính từng ngày qua để lắt lay thêm một tuổi nữa, vậy mà hát coi cũng ngon lành. Sân khấu là cái hàng ba trông ra sân rộng, luống nào trồng bông sao nhái, bông mười giờ thì trồng, chỗ trống giành cho bà con ngồi. Dàn đờn gồm cây ghi ta thùng, cây nhị cũ mè. Không micrô, nghệ sĩ ca bằng giọng của trời cho, nghiệp đãi. Ðào Phỉ tám mươi chín tuổi, đứng không nổi, diễn vai gì cũng ngồi trên ghế, ngồi trên ghế mà lẫy roi sải ngựa coi lạ hết biết. Có bữa bà lỡ ca rớt nhịp, ngồi than: "Kiểu này chắc tui sống hổng thọ quá". Bà con trong hẻm cười cái rần, "sống tới cỡ đó còn than hổng thọ nỗi gì". Ông già Chín không biết hát hò gì, chạy đi chạy lại, lúc thì nhắc cái ghế cho đào Phỉ, lúc thì trèo lên thay cái đèn đứt bóng tối thui, kêu quân sĩ đâu thì ông dạ, chỉ khi đào Hồng hát, ông mới ngồi nép vào đám bông lồng đèn nào đó lặng người đi, thấy đào Hồng nhớ đào Hồng, thấy đó mà nhớ đó.

Ông già Chín Vũ biết đào Hồng từ năm bà mới hai mươi mốt tuổi. Bây giờ hỏi gia cảnh ông ngày trước như thế nào, ông chỉ cười, không nói. Nụ cười nhẹ nhàng trôi trôi, chừng như ông không luyến tiếc gì. Nghe nói, hồi đó, nhà ông giàu có khét tiếng xứ Bạc Liêu. Ông là cháu nội đích tôn của hội đồng Nguyên. Từ nhỏ, gia tộc đã dành sẵn cho ông một cuộc sống no đủ, giàu sang mà không phải làm gì, cả nhà chiều chuộng. Ðược cái là ông hào sảng, rộng rãi thương người từ tấm bé. Bữa cúng đình ông mời gánh hát Sài Gòn về hát chơi. Ông thương đào Hồng từ cái giây phút đầu tiên. Người đâu mà đẹp quá chừng, đẹp tới đứng tim người ta. Ðào Hồng chưa uống cạn ly trà ông đã hỏi thẳng, không cưỡng lòng được: "Vậy chứ cô Hồng có muốn lấy chồng chưa?". Ðào Hồng cười: "Tôi đã nguyện với Tổ cả đời theo nghiệp hát". Chín Vũ nghe vậy, thôi không nói nữa, nhưng vẻ mặt suy tính dữ lắm. Hôm sau, khi gánh Kim Tiêu trở lại Sài Gòn, có ông công tử bỏ nhà, bỏ phú quý đi theo. Không biết hát hò, tướng mạo cục mịch, nhỏ con, ông không được lên sân khấu. Kêu quân sĩ thì ông dạ, kêu "bây đâu" ông cũng dạ, tối ngày lụi hụi kéo màn, dựng cảnh. Ăn cơm quán, ngủ sàn diễn. Cực mấy cũng chịu, miễn là ngày ngày được nhìn thấy đào Hồng đi ra đi vô, đào Hồng hát. Ông vẫn thường khì khịt bảo rằng mình bị Tổ nhập, ba ông hoàng tử Càn, Chơn, Chất đó, cũng vì đam mê nghệ thuật sân khấu mà bỏ cung son, trốn tránh triều đình, cuối cùng chết trên cây vông nem đó, thấy chưa. Có người cười, thằng Vũ bị tình nhập chớ Tổ gì nhập vô nó nổi. Nghĩ lại, tỷ dụ có cái gọi là kiếp trước, hẳn kiếp trước ông Chín nợ bà Hồng cái gì đó, lớn lắm, nên kiếp này, ông trả hoài, trả không hết.

Ông Chín đã cùng đào Hồng đi qua những năm tháng cơ cực, đắng cay. Ðào Hồng có thai, ông bầu dọa đuổi, ông Chín đứng ra năn nỉ, biểu: "Em lỡ dại...". Ông bầu hỏi: "Của mầy à?". Ông Chín cười: "Dạ, của em chớ của ai". "Chắc không?". Ông bảo chắc mà lòng buồn rượi, đâu phải đứa nhỏ trong bụng đào Hồng là của ông. Ông biết ba đứa nhỏ là ai nhưng không tiện nói. Vì đào Hồng bảo: "Có biết, xin anh Chín cũng đừng nói, tội nghiệp, ảnh còn nhiệm vụ, còn công việc quan trọng phải làm". Cô hẳn yêu người ta lắm, nên một mực bảo vệ cho người ta. Sau nầy, con đào Hồng một tay ông giữ, ông bồng. Ông dạy nó kêu ông bằng ba, đào Hồng nhìn ông rơi nước mắt. Ðó là sự biểu lộ tấm thịnh tình đầu tiên mà đào Hồng dành cho ông suốt hai năm đi theo đoàn Kim Tiêu.

Không khí Sài Gòn bắt đầu khê đặc mùi chiến tranh, buổi sáng, ngồi quán uống càfê mà toàn nghe sặc sụa từ đám quân cảnh mùi thuốc súng. Cũng một buổi sáng, ông Chín bị cảnh sát gô cổ trói đem đi. Cái thời sao mà bất công, tai bay vạ gởi, quân cảnh thấy buồn bắt người chơi cho vui vậy. Tụi nó nghe có người tố cáo đoàn Kim Tiêu có Việt Cộng nằm vùng, coi đi coi lại không thấy ai có lý do vô đoàn lạ như ông. Tụi nó hỏi: "Vậy đang sống giàu có đi theo đoàn làm gì?". Ông mắc cười thiếu điều nhỉ nước đái, cái tụi nầy, mình nói mình lưu lạc tại vì mình thương đào Hồng chắc gì tụi nó tin, tụi nó có biết tình người là gì đâu. Mười ngày sau, ông được thả. Chỉ mười ngày thôi nhưng phải đợi đến nửa đời sau ông mới gặp lại đào Hồng.

Gánh hát rã nhanh, đào Hồng không đợi ông về. Nghe bà con bán đậu phộng, thuốc lá trong rạp kể lại, kép Thường Khanh bị quân cảnh bắt, đào Hồng ôm con bỏ trốn, ở lại, chỉ sợ vướng cô rồi lòng người cô yêu lung lạc. Ông Chín quay quắt đi tìm, mà người thì tản lạc đâu đâu. Nhiều lúc ông Chín tự hỏi, làm sao đào Hồng có thể sống nổi đến từng ấy năm mà không có ông đỡ đần một vai gánh mỏi.

Sau nầy, về nhà Buổi chiều, có đêm trăng sáng, ngồi bên rổ khoai lang luộc, đào Hồng có kể chuyện mình. Mọi người chung quanh đều sụt sùi, sao mà hoàn cảnh của nó y hệt mình vậy cà, hổng lẽ đời đào hát là phải vậy. Có người không lấy chồng cho thỏa nghiệp, có người như đào Hồng có con rồi, vì mê hát, vì chiến tranh mà gởi con cho người ta, đến nước nó không thèm nhìn mình nữa. Ông Chín Vũ ngồi rầu rầu, hậm hực. "Biết vậy hồi đó tui bóp mũi nó cho rồi". Ðào Hồng bảo: "Anh Chín đừng nói vậy em thương nó không hết chớ có trách nó bao giờ. Có lúc em nghĩ, con nó có nhìn em cũng không chịu, mình nghèo quá làm gì lo cho nó nổi hả anh?" Bà không bao giờ nhắc tới Thường Khanh như chưa từng quen biết con người đó trong cuộc đời. Nhưng những nỗi nhớ niềm thương chắc còn day dứt trong lòng làm cho bà quắt queo, tàn héo. Ông Chín giật mình, cái nhan sắc ngày xưa đã đi đâu mất biệt rồi, rồi tự nhủ lòng, mình nhớ cổ đâu chỉ vì nhan sắc, vậy thì thắc mắc, đau lòng làm chi.

Ðào Hồng là người duy nhất trong mấy chị em ở nhà Buổi chiều không bao giờ lên sân khấu mà chưa hóa trang, chưa son phấn. Những ngày mới về đây, biểu bà hát, bà lắc đầu. Ai tra gạn, bà không nói, bảy chị em ai cũng nghèo, có người có son phấn cũng không dám hỏi. Ông già Chín đi theo hỏi hoài, bà nói thiệt. Ông đập con heo đất, đi chợ mua cho bà thỏi son với hộp phấn bông mai. Xong còn kêu cô bán hàng gói lại, chít bông cho cẩn thận. Bà cảm động, nhưng vẻ mặt buồn hiu, "Anh tốt với tôi chi mà tốt hoài vậy?", làm cho ông Chín cũng buồn. Ông nghĩ: "Mình sống làm gì tới từng tuổi nầy mà không hiểu được nhau, Hồng ơi là Hồng".

Trách thì oan, lắm khi ông cũng đâu hiểu được bà. Hồng vẫn thường soi cái gương cũ viền đồng có cán để cầm, mặt gương đã ố lấm tấm. Ông Chín thấy thương lắm, ông lén mua về tráo gương mới vào chỗ bệ cửa sổ rồi lấy cái cũ cất đi. Bà biết ngay là ông, bà giận lắm, mặt lạnh tanh: "Anh tài khôn làm gì, tui đâu có cần gương mới". Ông cố cãi: "Nhưng cái cũ nó mờ lắm...". "Mờ mờ tui mới thích", bà nạt ngang. Không biết tại sao bà lại có ý thích kỳ cục vậy.

Lần đó, ông già Chín buồn, buổi chiều thôi không còn đón bà ở đầu hẻm để gánh giúp gánh chè về nhà, mà ông vẫn thường nói, dù ngắn, ông cũng muốn đỡ đần cho bà một đoạn đời. Ông biết bà còn chờ một cái gì đó, mơ hồ lắm, tiếc là bà không tâm sự với ông. Nghĩ cho cạn, bây giờ đào Hồng cũng như ngày xưa thôi, người ta có khác gì đâu mà mình giận. Sống khép kín, ít nói, ít cười, ít biểu lộ nỗi lòng lên mặt. Chỉ trên sân khấu, đào Hồng mới thỏa thuê khóc, thỏa thuê cười, mà cười sang sảng như Thái hậu Dương Vân Nga vậy nghen. Cái cười mở lòng mở dạ người ta ra.

Cái bữa cả nhà Buổi chiều được xe hơi đón đi giỗ Tổ ở nhà hát thành phố, ông Chín giữ nhà. Hôm đó có ông già lại tìm đào Hồng. Ông già tóc trắng như mây, dáng thong thả, chậm rãi, cốt cách sang trọng thấy mà ham. Ông Chín hỏi ông già kia quen sao với đào Hồng, nghe trả lời cũng như không: "Tôi với cổ là người quen cũ. Không biết ngày xưa ông đã từng quen biết đào Hồng? Có à? Ừ, thì tôi hỏi ông nè, cái nhan sắc đó làm sao mà người ta quên được, ha? Vừa rồi tôi đọc báo, thấy người ta viết về nhà Buổi chiều, tôi mừng như vừa sống dậy, thể nào cũng gặp được cố nhân". Ông Chín ngồi tần ngần, day day cái chung trà trên tay, lòng bối rối nên nói chuyện trớ he: Ừ, tụi tui thấy vậy mà được lên báo hoài thôi" Ðến lúc khách từ giã về, ông Chín cũng không có biểu hiện gì là mình đã nhận ra người quen cũ. Thường Khanh đã già đi (ai mà chẳng vậy) nhưng cái phong thái tao nhã ung dung vẫn như ngày xưa. Sương gió cuộc đời không làm gì được ông khi ông đã sống khác cuộc sống của những người nghệ sĩ ở đây, một cuộc sống không chia ly, khổ đau, dằn vặt. Ông Chín chờ hoài, sao không nghe ông Khanh nhắc tới chuyện ngày xưa ông và Hồng từng có một đứa con, người ta dễ quên vậy sao?

Khách chờ không được, từ giã về rồi, ông Chín ngồi chèm bẹp ngoài cửa rào, nghĩ, rồi mình sẽ mất cô Hồng một lần nữa, từng tuổi nầy còn để mất nhau mà coi được sao. Ông tự nhủ lòng, thôi, bà Hồng về ông không thèm nói lại đâu.

Không nói nhưng thèm nói, lương tâm biểu phải nói, ông Chín bảo: "Không biết cô Hồng còn nhớ Thường Khanh, ảnh mới lại đây kiếm cô" . Ðào Hồng vừa xổ mái tóc cỗi cằn xơ xác ra, lặng người, tay cầm rưng rưng cái đầu tóc mượn. Lâu lắm, bà mới lơ láo ngó lên, đôi mắt ráo khô "tôi đi giặt bộ đồ". Ra tới lu nước bà tựa người vào đó, mặt soi xuống nước bật khóc. Ước gì nước đừng trong như vậy để khỏi phải hiện lên một nhan sắc tàn phai. Không nhìn đằng sau mình nhưng bà biết, ông Chín đang chạy theo nhìn mình, bà nói khẽ: "Mai người ta tới đừng nói tôi ở đây nghen, tôi... tôi không muốn gặp". Ông Chín đứng đó, trong lòng vừa mừng (tại cô Hồng không muốn gặp chớ không phải tại tôi ích kỷ à nghen) vừa thắt thẻo thương bà, ông bảo: "Không tránh được hoài đâu, cô à, mà có gì phải tránh né nhau, người ta, sống ở đời cốt là ở tấm lòng".

Tránh làm sao được khi kịch bản cuộc đời đã bày ra một cảnh gặp nhau. Ông Khanh gặp bà Hồng ở đầu hẻm, lúc trời chạng vạng, khi bà quang gánh trở về. Nhìn thấy ông, bà mỉm cười, giở nón, bà hỏi: "Nghe nói ông tìm tôi?" Ông Khanh đứng chết lặng, ngẩn người ra, lòng ông đau đớn. Ðó không phải là cái nhan sắc mà ông nhớ thương, chờ đợi. Không phải đào Hồng, dứt khoát không phải đào Hồng mà ông đã ôm trong tay ấp trong lòng, đã từng che chở, bao bọc cho ông những ngày xưa cũ.

Có những vẻ đẹp không phải ai cũng nhìn thấy được. Ông Chín nói với bà Hồng như vậy, ông biểu bà đừng buồn, bà cười bảo: "Tôi có buồn gì đâu", nhưng nước mắt bà nhỏ xuống trong khe. Người ở hẻm Cây còng không thấy ông già sang trọng đi xe hơi tìm vào nhà Buổi chiều nữa.

Bắt đầu những cơn mưa mùa ràn rạt trên mái nhà, đập ầm ầm vào hai bên vách đóng bằng thiếc cũ. Không thấy bà Hồng gánh chè ra ngõ, không còn nghe tiếng rao ngọt ngào thánh thót mà buồn thiệt là buồn của bà, cũng không thấy ông già Chín Vũ ghé quán chú Tư Bụng uống năm trăm đồng nước trà.

Ðào Hồng bệnh nặng. Ông Chín thắt lòng khi biết trong người bà nhiều bệnh như vậy. Bà như trái bầu khô chỉ còn nhờ vào chút chờ đợi mỏng manh của tình yêu thời son trẻ làm cái vỏ cứng cáp ở bên ngoài. Rồi cũng từ ngày sự thất vọng xui cái vỏ thấm mưa nắng mục ruỗng đi. Bà nhắc tới cái chết hoài, đào Phỉ nạt, "tao sống tới từng tuổi nầy mà còn không chết, bây mà chết chóc gì"; Rằm tháng ba, như thường lệ là cữ hát của nhà Buổi chiều. Ðào Hồng ốm sát chiếu nhưng vẫn đòi ra hát. Ông Chín vẽ chân mày, tô phấn thoa son cho bà rồi dìu bà ra ghế. Bà ngồi ghế mà hát. Bà hát cho Thái hậu Dương Vân Nga trước ngổn ngang nợ nước tình nhà, hát cho nàng Quỳnh Nga bên cầu dệt lụa, cho nàng Thoại Khanh hiếu thảo róc thịt nuôi mẹ chồng, cho nàng Châu Long tảo tần nuôi Dương Lễ, Lưu Bình ăn học và cho Tô Thị trông chồng hóa đá vọng phu...

Ðào Hồng hát đến lịm tiếng đi. Bà ngồi trên sân khấu gục đầu. Cái gánh nặng tâm tư này, không mang nổi nữa rồi. Khi ông Chín dìu bà xuống giường, bà đã hôn mê. Người ta hát vở cuối cho bà, cho một người nghệ sĩ chân chính. Ðào Hồng đã gặp lại rất nhiều người thân thuộc cũ, bà nghe con trai bà gọi má, nghe ba má bà nói lên lời tha thứ vì đứa con gái đã bỏ nhà theo nghiệp xướng ca, lời tha thứ bà chờ đợi ngót năm mươi năm ròng rã. Bà sung sướng trở về nhà thơ ấu, đi bắt chuồn chuồn đậu trên hàng bông bụt, cạnh mé mương...

Bông trang rụng ngoài sân.

... Có lần, ghé quán càfê chú Tư Bụng, tôi quen với ông Chín Vũ. Ông Chín người gầy nhom, nhỏ thó, nhưng tốt bụng, xởi lởi. Ông nói với tôi rằng bỏ cả đời đi theo đoàn hát cũng không uổng, bởi vì đời ông thực có ý nghĩa. Lần đầu tiên ông đóng được vai chính, người ta hỏi vai gì, ông bảo vai con của đào Hồng, phút lâm chung của người đàn bà suốt đời ông yêu thương, ông gọi: "Má ơi!" và thấy bà mỉm cười. Chỉ vậy thôi à.. Ừ chỉ vậy thôi. Nhưng tụi trẻ bây thì biết gì chuyện tình cảm của người lớn...

Ngôi nhà Buổi chiều dành cho nhưng người ở cuối mùa duyên sắc. Ở đó có một ông già nói rằng "...tụi trẻ bây thì biết gì chuyện tình cảm của người lớn..."

Ơi Cải về đâu

Thỉnh thoảng đưa truyện Nguyễn Ngọc Tư cho một vài người bạn đọc, có người bảo “Rặt giọng phuơng ngữ, đọc chẳng hiểu gì, không thấy hay!”, thốt nhiên thấy buồn như bị đánh cắp một cái gì đó.

“Cánh đồng bất tận” – Hit của Nguyễn Ngọc Tư trong năm 2006 lại là truyện tôi đánh giá là dở nhất trong tập “Cánh đồng bất tận và các truyện ngắn khác” của chị. Làm sao mà bằng các truyện “Cải ơi”. “Cuối mùa nhan sắc”, “Hiu hiu gió bấc”, … Đọc mà thấy nước mắt cứ tự nhiên chảy ra, mà gấp sách lại vẫn thấy cái dư vị buồn bã nó cứ đọng lại mãi không sao mất đi được, chỉ ước gì người với người yêu thương nhau thêm chút nữa đi…

--

Lời tác giả:

Mỗi lần nghe câu hát “Gió đưa cây cải về trời, Rau răm ở lại…”, tôi hơi quạu, ông bà mình quá hiền lành đi, thí dụ có bị phụ phàng, thì cũng cố chanh chua, hằn học một tí , “Gió đưa thằng quỷ sứ về thành, Để tui ở lại chành ành…đắng cay”. Đau, tức vậy mà trách cứ nhẹ hều…Dường như người ta vẫn yêu, đến mức không thể giận dỗi, nặng lời. Và mình thì chưa bao giờ yêu ai đến như vậy ?!!!

--

ƠI CẢI VỀ ĐÂU

Nguyễn Ngọc Tư

Đoàn ca múa nhc gii tán, thng Quách Phú Thàn dn ông già Năm Nh v ngã ba Sương, Thàn có nh b mi quen bán quán đó. Con nh tên Dim Thương, nghe hay, mà khuôn mt cũng ng, không đp nhưng bình thn, lnh trơ, không ra vui, bun, đ ai biết nó nghĩ gì. Nó ht mái tóc nhum vàng hoe chơm chm như r tre, nhìn hai người, cười héo ht, “Ăn bám mà kéo theo c by”. Thàn cười h h, bo “Ông Năm, bn anh. D thương lm”.

Đêm đó ông già không ng được, thng Thàn đi chơi na đêm mi mò v, thy ông ngi khm rm ngi ngoài vách mùng, điếu thuc cháy lp lòe soi b râu xơ xác. Thàn m dây giày, hi, “Nh đoàn quá, ng không được h tía?”. Ông già lc đu, th dài, nghe bun xa xc như lá rng hoa rơi, bn thn, điu này hng biết cách nào tìm cho ra con Ci.

Ông đã đi tìm con nh gn mười hai năm. Lúc Ci mười ba tui, mt ba mê chơi làm mt đôi trâu, s đòn, nó trn nhà. C nhà tong t đi tìm nhưng mãi con nh không quay li. V ông ôm cái áo con Ci khóc, bo chc là ông đ bng chuyn nó là con ca chng trước nên ngược đãi, hà khc, đui xua. Ông đau mà không nói được mt li, ông đã nâng niu nó khi mi thôi nôi, đã vui khi có người bo con nh ging ông in ht (dù biết h khen khơi khơi, khen bng trên tri), đã sướng rơn khi nó gi tiếng ba ơi, con Ci đi ri, ông đã xung nước mt khi đi qua chiếc giường trước kia nó ng. Có ba, ông hì hi ém mùng, ri ngi mt góc, nhìn chiếu gi thênh thang, lòng chết điếng vì ni nh con, vì lo nó lưu lc gia đi. Như thế mà ông không thương nó sao ? Như thế mà là không thương à? Nhà bun u bun ám, vì đã ít người ri bây gi li chng nhìn, chng cười nói vi nhau. Sau, người ta còn đn đãi ông giết con nh ri lp mt ch đt nào, h kìn kìn li coi (ai mà giàu tưởng tượng vy không biết). Ông khăn gói b x ra đi, bng d đinh ninh dt khoát tìm được con Ci v.

Ai dè, bin người mênh mông. Mi chân, ông xin làm sai vt trong đoàn ca múa nhc, đ trước gi din, ông mượn cái micro nói vài câu “Ci ơi, ba là Năm Nh nè con...”. Ba nào thng Thàn nh nhà, nghe câu y nó cũng rướm nước mt, bo “con thương ông già con quá, tía ơi”. Hôm đi ba Thàn còn cm khúc bình bát bng c tay rượt nó chy ngi ngi, nhy xung đò, nó ngoái li nói đ con làm ca s ni tiếng cho ba coi, thy ông d cây lên tri. Hai năm, ông già đã chng đu cây xung đt, ta vào đó đ bước đi, tên tui Thàn m mt. Thàn bùi ngùi, người ta Quách Phú Thành ni tiếng Hng Kông, tui thiếu có ch h, lt đt bên hông Ch Ln. Nhiu ba hát ế ngoi ngóp nm nghe mưa dm, nhiu ba đng soát vé b bn du đng đa phương rượt chy xt khói, Thàn mun v nhà nhưng xu h, s ông già cười khơ khơ khơ, hi “Con ơi, my ni tiếng chưa mà tri đu v đây ri?”

Y ht, ông già Năm Nh cũng có nhà mà không v được. Đã đau quá tri đt ri, cái cnh bà con hàng xóm xm xì, ch tr, người xa dp dìu thuê đò dc li nhà ngó ngiêng, đâu, thng cha giết con đâu ? Đâu, con nh b chôn ch nào? gn thy đông đúc nên bưng bánh da, trà đá đến bán. Đã quá chng đau, khi ông nhìn sâu trong ánh mt ca v mình thy không còn lp lánh thương yêu, ch ti tăm nhng ng vc, hoài nghi, và ba ông đi, bà đng gia nng trưa, cuc đt. Ch đt còn mi tinh ông va lên liếp, ch người thiên h ngó nhau, con Ci b vùi dưới đó… biết đâu…

Nên ông Năm Nh tr li ngã ba Sương, tiếp tc cuc kiếm tìm. Ông mướn mt cái nhà thp, nh như mi, va đ hai người còm nhom chui ra chui vào. Ông vét túi trên túi dưới sm mt chiếc xe ko kéo có dàn nhc xp xình, kéo thng Thàn theo. Ngày chy ra bán ch rau ch cá, ti ghé vài quán nhu, khuya v đu ngã ba, xe ko kéo ca ông ni tiếng nh ging ca nha nha ca thng Thàn, nh gia hai bài hát có mc “nhn tìm con” bun ác chiến.

Ngã ba Sương nhiu đêm thn thc trong tiếng “Ci ơi !!!…”, nghe ngc ngoi như tiếng chim kêu gia lưng tri. Con Dim Thương cn nhn, quán ế, bun thy m ri mà còn kêu Ci vơi vơi. Mt ba Dim Thương bước ra, thng tht gi “Ba !”. Ông già đng im sng, ngơ ngác giây lát, môi run lp bp hi Ci phi hôn con. Dim Thương gt đu. Thit con là Ci h ? Dim Thương níu tay ông rưng rưng gi thêm mt tiếng ba tha thiết. Ông già nn đu, nn vai nó vi mt ni vui chy tràn, tri đt, ba nhìn không ra, bây ln d dn vy. Ông đi vài bước, ông day li nhìn Dim Thương (cho chc là nó đang đng đây, và có thit trên đi), ngước v phía tri sao, ri ngó thng Thàn, ông cười, đ ming mun méo sao thì méo, “Tía kiếm có con Ci ri, d t hà my ơi”. Nghe ging là cuc hành trình ròng rãi mười hai năm ca ông (và nhng oan khut, bun đau ) khép li đây ri. Ngày mai ông dn Dim Thương v C Cháy, ngay trên chuyến tàu đu. Chc v ông ra ca che tay khum khum trên trán, hi ai vy cà, ông s nói con Ci ch ai, bà s mng hết ln, phi còn tr th nào bà cũng nhy cà tưng. Ông s đưa nó đi dài xóm, khoe “Con Ci tui v đây nè, bà con coi, nó ln quá chng hen”, v mt không giu được h hê (vy mà my người nói tui giết nó).

Nghĩ đến đó, nước mt ông tuôn dài. Dim Thương cười, đng dy khoan khoái phi tay, nói “Không ng mình din quá hay”, ri nó khom người, nhìn sâu vô đôi mt ràn ra ca ông già, mt tnh bơ ba khía, ma mai, “tui gin đó, ông làm ba kiu gì mà không nh mt con gái mình ?”.

Và cơn mơ hết. Dim Thương đi gom tin thng đ, đám tiếp viên léo nhéo nhn ông già sao mà d tin, làm h mt my chc ngàn. Dim Thương lnh lo cười, cái mt nó tnh hết biết, kiếm tin d t mà chng gn lên chút đc ý nào. Ông Năm b bàng ngi đó, b bàng lau nước mt, cười héo queo héo qut, “Con nh gin có duyên hết hn” mà trên khuôn mt vn còn đy nhng thương yêu. Thng Thàn a lòng nhìn ông Năm già đi khng khiếp nó gin mun bóp c nhn nước Dim Thương cho ri, khi con nh nhơn nhơn tr qua, giơ nm tin, r đi ăn h tiếu.

Trò din kết thúc, ông già nm rũ, đúng hai ngày li nhn tìm con Ci li thc thm ngã ba Sương. Con Dim Thương bc lm, nó gp Thàn là đá ghế quăng ly, nó nói “ng đng mc công tìm, con Ci chc chết ngc ri. Sao tui thù con nh đó quá tri, có nhà mà b, có cha có m mà không thèm... Cái th người đó, cho nó chết b chết bi cũng đáng”. Ri nó nghn ngào, “Còn tui, người ta đã quăng đây mười tám năm, tui ch hoài mà có ai tìm đâu...” Thàn mi hay đi con nh cũng bun, hai đa ngi sát li gn nhau, th dài nghe c vành tai tê tái.

Ti đó, Thàn nm gác tay lên trán, nói “Mai mt con dn nh Dim Thương v ly ông già con à, tía Năm. Tính thương chơi thôi nhưng bây gi thành thit ri”. Ông Năm phn khi, vy h, vy à, phi làm đám cưới t tế cho con nh đ ti, đ tao làm ba nó, đi din cho đàng gái làm sui chơi.

Lng khng ri mùa nng quay tr li, người ta dn sch c mt b sy, bông đang vào mùa bc ngã ba Sương, ct thêm chng chc quán nhu ôm na. Cánh phòng chng t nn xã hi bt đu đ ý cái chòm lu bu này. Phía báo đài cũng dòm ngó. Mt ba, h p vào, quay phim, chp hình búa la xua. Đám tiếp viên che mt, ôm đu, ch có Dim Thương là đim nhiên trơ mt ngó.

Phóng s phát lên ti vi, cái nhìn đó như du hi nao lòng, tôi đây nè mà ba má đâu ? Có nhn ra tôi không ? Có nghe đau lòng ? Thng Thàn thy cnh người yêu tnh bơ ngi trên đùi ông khách, bun quá, b đi ung rượu. Sáng sau, ông Năm dúi vô tay Thàn ít tin biu “đưa con nh v nhà”. Thng Thàn nói :

- Con không đành đ tía li mt mình.

- Vy bây n nhìn con nh sng vy hoài sao ?

Mt sm, hai đa dt nhau đi, ông già nhìn theo cho đến khi bóng chúng chìm gia mt mù. Lòng ông đã chun b ri mt cái vy tay, tin hai đa ra khi nhng con đường sương gió. Nhưng m chiu, đám tr tr li, mt con Dim Thương vn thn nhiên nhưng thng Thàn bun tê tái. C nhà Thàn hết hn vía dn li ngó nhau, nhn ra đa con gái ny lên ti vi hôm trước, coi b làm ngh hng được đàng hoàng, coi b thng Thàn b nh này d d. Dim Thương ch cười, gt đu chào ri bước xung bến đón tàu ra th xã.

Li v ngã ba Sương, ch ca nhng người không còn đường tr li nhà. Dim Thương nói tui mc cười quá ông Năm à, tui lên ti vi đ cha m nhìn mà h không biết tui là ai, còn người dưng liếc ngang là nh lin.

Ông già Năm Nh lng người đi, t hi, bây gi ông lên ti vi, con Ci có nhn ra mình không. Người đã dt Ci đi hái xoài chín trong vườn hoang, đã cht chui làm bè dy cho nó li, th trâu, chơi diu… Đã cõng nó đi tt my vt đng đến ch ông bác s già, mi khi nó nhc đu, s mũi. Cây kp nh, m dây thun khoanh, my cc ko da vung vinh trong túi áo mi khi ông đi ch v... Tt c nhng th đó, ông nh mn mt thì nh Ci chc chưa quên. Ông già mun lên ti vi đ nhn đa tr b nhà rng, v đi con ơi, đôi trâu có xá gì…

Đăng tin trên truyn hình đt đ, mà ln nào li phòng quãng cáo ông cũng phi đôi co, đòi phi đc theo ý mình, trong đó có đon, “con không v ba nh đã đành, má con còn gin ba, không nhìn mt”. Người ta cười, trên đài ch có phi ch tri đâu mà mun nói gì cũng được. Ông gin, quày qu v nhà, nghĩ cách t mình lên ti vi. Có ln, ông đu xe ko đu ch, thy người ta làm phim v ln chiếm lòng l đường, người ht thúng mng cá rau b chy, ông sướng rơn lăng xăng chy tt ch này ló mt đng kia, mp máy câu “Ci ơi...” (mà vô phim người ta đã xóa mt tiếng còn đâu). Ch mong được thy mình trên ti vi, mt khuôn mt teo héo xm đen dưới nhng si tóc ngã màu trng xóa, mt thân hình gy guc, lưng đã chm còng.. “Mình thèm lên ti vi mun chết gic mà không được, còn my ông cán b ngi chình ình trong đó hoài, thy mc ngán, ông già Năm Nh than th vi thng Thàn, nói sao tao mun làm bí thơ tnh quá”. Thàn kêu, tri ơi, chi vy tía. Ông cười, lên ti vi ch chi, lúc đó tao đường hoàng nói chuyn vi con Ci, tao nói t t, nhc chuyn xưa cho nó nghe. Thng Thàn cũng cười, tưởng tía làm ln đ lo cho dân, ai dè cũng bo bo cho mình.

H ngi đt mưa dưới mt hàng ba trường tiu hc. Nước đ trng tri. Mùa còn ướt lnh dài dài. Thng Thàn lo nhà mưa dt ướt đu giường, v không có gi đ nm, không mn đ đp. Dim Thương biết có chy qua không hay là bn khách, bn cười ct (mà lòng não n) biu ung vi em chút na đi anh. Thàn chép ming, bun quá tía ơi. Mê văn ngh văn gng nên chng này tui đu ri mà nghèo quá chng, đến ni không lo được cho nh Thương. Ông già Năm Nh thy thng Thàn xung nước mt. ti nay, ông cũng thy mình hoang mang bun bã rã ri, như sp đến cui đường ri, mà không biết chc có nhà mình phía đó. Ông th dài h, chng tay liêu xiêu đng lên, bo, mưa chc còn dài, thôi dm mình v, nh.

Đêm đó, thng Thàn ôm ông già Năm ng, nó kêu lên, tía m d dn thit, xương tía cn con đau quá chng. Ông già cười, , chê mai mt không có mà ôm nghen con. Thng Thàn hi ông nói vy là có ý gì, ông hi ngược li, ch b my tính cưới v ri mà còn chun qua ng vi tao? Thàn cười, hen. Mc cười, ông còn rù rì tính chuyn nu mâm cơm cúng tri đt đ xáp nhp nh Dim Thương v nhà bên này, sm cái t thuc lá nh đ cho nó buôn bán vt thì thng Thàn đã ngáy o o. Na đêm, Thàn git mình tnh gic, không thy ông già, nó ngt ng ngi dy, trên bng rt xung mt gói tin. Xe ko kéo vn còn nguyên, Thàn kéo ca bước ra ngoài. Ngã ba Sương đã tt đèn, nhng con đường hun hút mù mt dưới mưa, như không cn biết đến t đâu, ch biết gp đây, phút này. Thng Thàn làu bàu, hng biết ông già chng này mà đi đâu vy cà.

Ông Năm đi ăn trm ch đâu. Ông li b gn năm cây s trong mưa st sùi vô trong xóm, ghé ch lò m, dt đôi trâu đem đi. Ông làm gn gàng như vi đôi trâu nhà. Sáng ra ông tr li, ghé đúng ngôi nhà có hàng so đũa cp mé l, ông thy mt đám người đang tao tác đng ngi, ông hi, mua trâu hôn, tui kt tin đem bán đây nè. Ch nhà chy ra la lên, tri ơi, bt ng li, ng ăn trm ca tôi. Ông Năm gi đò hết hn, nhưng trong bng thy trúng ý, bo, t t, tui có chy đâu mà s. Người ta đưa ông lên p, p gii lên xã, ông luôn ming nhc, my chú nh kêu đài truyn hình xung nghen, phi quay tui đ dân người ta cnh giác. May, đài tnh xung tht, phóng viên mt t báo cũng chy theo, dc đường hăm h rút sn tít “Đo tc đãng trí” (thì ai cũng tưởng vy). Cái cách đi nhy x vào li lm ca người khác thit là tưng bng. H phng vn ông ch lò m, phng vn trưởng công an xã, cui cùng, ông Năm xin được nói đôi li, còn dn, my chú làm ơn đng ct b tiếng tui, rng “Ci ơi, ba là Năm Nh nè, nhà mình C Cháy đó, nh không? V nhà đi con, ti má con vò võ có mt mình. Con là trng, ch đôi trâu c nhm nhò gì… V nghen con, ơi Ci…”.

Nghe đâu, hôm đó, nhiu người rơi nước mt, vì vy mà v trm trâu không được lên ti vi, sng gia cái ro đt nhân hu này nhiu khi cũng hơi phin.

Nghe đâu, hôm đó đài truyền hình có đưa tin nhưng chỉ thấy ông già nhép miệng một cách tuyệt vọng. Như đã nói, nhà đài người ta chớ có phải chợ trời đâu, mà có thể thoải mái gọi, “Cải ơi !”